Velvet Underground, Andy Warhol và trái chuối huyền thoại
Cách đây 50 năm, Andy Warhol đã tạo ra tác phẩm “quả chuối” và dòng chữ “peel to see” làm cover cho album nổi tiếng bậc nhất làng Rock & Roll: The Velvet Underground & Nico. Giờ đây, vẫn có rất nhiều người bỏ ra số tiền lớn để sưu tầm những bản copy của tác phẩm ấy. Vậy thực hư tác phẩm này ra đời như thế nào?
Để hiểu được điều này thì còn phải lội lại lịch sử từ trước khi album ra mắt…nhiều chút. Khi Andy Warhol gặp Lou Reed vào năm 1966, họ ngay lập tức biết mình cần người kia đến nhường nào. Mỗi người đều sở hữu thứ mà người kia muốn. Với gã họa sĩ đầu bạc Warhol, ông đã là một vị vua ở làng Pop Art thời bấy giờ với các tác phẩm Campbell Soup Cans và tấm tranh lụa Marilyn Monroe.
Tham vọng của Warhol là đưa đế chế của mình mở rộng sang cả lĩnh vực Rock & Roll, và ông nhận ra sự độc nhất mới lạ ở tay guitar nổi loạn Lou Reed. Về phần Lou, ông cần “ké fame” của Warhol để thoát khỏi cảnh phải sáng tác nhạc thị trường, cover R&B để kiếm tiền. Và ông đã đúng.
Trước đó, Lou sau khi tốt nghiệp tại trường đại học Syracuse vài năm, làm việc với tư cách là người viết nhạc cho một “xưởng” chuyên sản xuất nững bài nhạc thị trường vô nghĩa. Lou luôn miệng móc mỉa những gì ông làm nhưng vẫn phải làm vì tiền. Mặt khác, Lou cùng một vài người bạn thành lập một nhóm nhạc mang phong cách đột phá, thử nghiệm những thứ mới và lấy tên là Velvet Underground. Lý do thì là vì cụm từ “underground” lúc đó đang là một từ lóng rất hot.
Năm 1965, Al Aronowitz, một nhà báo chuyên về rock & roll thuê Lou và những người bạn mở một band nhạc local folk tên Myddle Class làm một show với thù lao 75$ – mức giá không thể chối từ với những nhạc sĩ đang chết đói. Vé vào cửa là 2,5$, bán hết sạch. Velvet Undeground chơi 3 bài nhưng làm nửa đám đông khán giả phai sửng sốt.
“Rất khó để giải thích tại sao họ (band nhạc) lại nổi bật ra hẳn các nghệ sĩ khác” – Rob Norris, một khán giả trong buổi show đồng thời cũng là thành viên tương lai của nhóm sau này kể lại. “Không có ai như thế cả. Tất cả bọn họ đều diện đồ đen xì. Như những con quỷ vậy. Phong cách ấy gợi ra một cảm giác nổi loạn. Nhiều phụ huynh còn ngày lập tức kéo con cái họ hướng tới cửa ra ngay lập tức.
Các show diễn như thế diễn ra đều đặn. Band nhạc luôn trong tình trạng kiệt quệ, nhưng rồi Andy Warhol tìm ra họ.
Với mong muốn dấn than vào thị trường âm nhạc, Warhol đề nghị trở thành quản lý của band. Với Warhol, những chàng trai của band nhạc chưa đủ hào nhoáng, ông thêm model người Đức Nico vào nhóm với tư cách vocalist, rồi đổi tên band thành The Velvet Underground & Nico. Warhol thêm nhóm nhạc vào show của ông Exploding Plastic Inevitable- mashup về âm nhạc, phim ảnh, ánh sáng và các điệu nhảy.
Mùa Xuân năm 1966, Warhol quyết định thu một album studio. Trong 4 ngày, họ ghi âm những bài hát mà sau này nằm trong album The Velvet Underground & Nico. Warhol chỉ ghé qua vài lần để kiểm tra. Và tất cả những gì ông làm là nhìn lướt qua rồi nói ổn. Lý do là vì Warhol không có một chút kiến thức nào về sản xuất nhạc cả, và điều đó quá hoàn hảo cho Lou Reed. Lou có thừa không gian và thời gian để thỏa sức sáng tạo mà không lo chịu bất cứ sự gò bó nào.
Tới nay, album được cho là một trong những album tiêu biểu nhất của làng Rock & Roll. Những bản copy gốc với sticker “peel and see” thậm chí còn có cái lên đến giá 4000 đô. Một fan cuồng ở New York sở hữu đến 800 bản copy khi được hỏi ông có bao giờ dám bóc trái chuối ra không, ông rùng mình và ngay lập tức nói “Không bao giờ!”
Trả lời