Tiếng lòng trong âm nhạc của Yukio Sasaki

Tiếng lòng trong âm nhạc của Yukio Sasaki

Yukio Sasaki
VÀ SỰ
CÔ ĐƠN TRONG ÂM NHẠC

“Nếu bạn đang tìm kiếm sự thấu hiểu và sẻ chia về sự cô đơn, hãy thử lắng nghe vocal của Yukio Sasaki.”

Yukio Sasaki là nghệ sĩ gạo cội của Nhật Bản, sinh năm 1950 tại xứ sở của tuyết Hokkaido. Giống như đa số các nghệ sĩ Nhật khác, ông bắt đầu chơi nhạc từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Sau khi tốt nghiệp, Yukio tham gia cuộc thi âm nhạc Popular Song Contest lần thứ 11 do Yamaha tổ chức, và giành luôn giải nhất với ca khúc “Kimi wa Kaze”, đồng thời đánh dấu bước đầu trên con đường làm nghệ thuật chuyên nghiệp.

Khám phá ra âm nhạc ông là một trong những “thành tựu” đáng tự hào trong công cuộc digging của Vọc. Yukio Sasaki với chất giọng ấm áp trên nền nhạc pop pha jazz và blues là thứ khiến Vọc liên tưởng ông như là Trịnh Công Sơn của Nhật Bản.

Một điều chắc chắn khiến cho nhạc của Yukio thêm phần độc hơn là không thể kiếm được trên mạng mà chỉ có thể nghe trên đĩa than.

Album tiêu biểu

Xuyên suốt sự nghiệp của mình, Yukio không có quá nhiều ca khúc luôn luôn để lại dấu ấn trong lòng người nghe với phong cách đĩnh đạc, trầm lắng và tâm trung vào lyrics hơn là phô diễn kĩ thuật. Nếu là người yêu tiếng đàn Accoustic và giọng ca ấm áp, thì Yukio là lựa chọn không thể bỏ qua. Cảm nhận cá nhân mình thấy từ âm nhạc tới hình ảnh của Yukio Sasaki có nét hao hao cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

1. ほーぼー Hobo (1977)

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Album debut của Yukio Sasaki khi mới chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường ca hát. Album là phần thưởng cho nhà vô địch của cuộc thi Popular Song Contest do Yamaha tổ chức tại Nhật Bản, trong đó có ca khúc cuối cùng của side A, 君は風 (Kimi wa Kaze – Em là Gió) có thể coi là bài hit đầu tiên của ông. Phong cách nhạc đều là dòng Country/ Folk đặc trưng.

Đặc biệt, 2 side của đĩa được đặt tên đặc biệt là Tokyo Side và Hokkaido Side. Album gồm 11 bài hát, gồm 5 bài ở Tokyo Side và 6 bài ở Hokkaido Side.

Track nên nghe thử: 君は風 (Kimi wa Kaze – Em là Gió), 風待ち (Kazemochi – Đợi Gió) 

2. One On One (1979)

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Ngay từ cái tên, album đã diễn tả sự cô đơn tột cùng của người nghệ sĩ. Lời đề tựa của album này là “Gửi tặng cho người cô đơn nhất trong những người đang đơn côi”.

Về phong cách, Yukio vẫn trung thành với thể loại Country/ Folk và có thêm vài trải nghiệm về âm thanh.

Track nên nghe thử: 一人コンサート (Hitori no Konsato – Concert một mình), 心から (Kokoro kara – Từ Trái Tim) , セプテンバー・バレンタイン (September Valentine)

3. YES! (1982)

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Nếu như album trước nói về sự buồn bã trong cô đơn thì ở album này, Yukio lại tập trung vào những ca khúc nói về tình yêu đôi lứa, như những bài hát đặt tên tiếng Anh như Search My Dreams hay Moonlight Love-song.

Track nên nghe thử: 一人コンサート (Hitori no Konsato – Concert một mình), 心から (Kokoro kara – Từ Trái Tim) , セプテンバー・バレンタイン (September Valentine)

Liên hệ tới âm nhạc Việt Nam

Đương nhiên, Yukio Sasaki không phải nghệ sĩ duy nhất ở Nhật Bản thời điểm đó. Có lẽ còn có hàng trăm những nghệ sĩ tài năng và xuất chúng hơn ông, nhưng điều quan trọng là trải qua nhiều thế kỉ, vẫn có những người tìm lại để lắng nghe những âm thanh do nhạc sĩ này tạo ra. Bởi vì suy cho cùng, đây là giá trị cốt lõi giúp xây dưng cho thế hệ đi sau của âm nhạc Nhật Bản tiếp nối và phát triển.

Nhìn lại về Việt Nam, những tàn phá do chiến tranh gây ra khiến cho cả nền âm nhạc nói chung và những người trẻ nói riêng bị đứt đoạn kết nối với âm nhạc của chính đất nước và quốc tế. Âm nhạc nước ngoài, đặc biệt là Anh và Mỹ đã phát triển rực rỡ từ những năm 70, truyền được cảm hứng cho cả những nước châu Á như Nhật Bản tạo ra những dòng nhạc mới. Tuy nhiên, với những người tầm tuổi trung niên tại Việt Nam, âm nhạc quốc tế chỉ gói gọn trong vài cái tên như ABBA, Modern Talking hay Boney M. Ảnh hưởng của những nhóm nhạc Disco này tới âm nhạc Việt Nam không phải là không có, nhưng cũng không đáng kể, còn người muốn thưởng thức cả những nghệ sĩ khác thì bị giới hạn về vật chất và công nghệ thời bấy giờ.

Chiến tranh cũng làm kho tàng âm nhạc thu âm trước năm 75 bị ảnh hưởng nặng nề. Đường lối chính trị khiến những tác phẩm không phù hợp với chủ trương thời đại bị loại bỏ không thương tiếc mà không còn cách lưu truyền gì ngoài những người nhớ được bản nhạc mà phải giấu diếm. Tàn phá chiến tranh khiến cho những bản thu nhạc như đĩa than hay băng cát-xét bị phá huỷ không thể phục hồi. (Một số ít những bài hát còn sót lại được như của Khánh Ly, Trúc Mai hay Carol Kim thì rất nổi tiếng). Điều này làm cho đa số các khán giả trẻ, hay nghệ sĩ trẻ vô hình chung phải tìm cảm hứng từ văn hoá âm nhạc hiện đại của nước ngoài. Việc này không hoàn toàn xấu nhưng không làm tôn lên giá trị bồi đắp từ những thế hệ âm nhạc đi trước của Việt Nam và thế giới, thậm chí là quên lãng chúng.

Là một cửa hàng đĩa than, Vọc Records có lợi thế tiếp cận với nhiều âm nhạc độc và lạ, mình muốn chia sẻ tất cả những âm thanh này thật rộng rãi. Với mong muốn cung cấp một nguồn cảm hứng tốt cho âm nhạc thế hệ trẻ, Vọc Records đem tới cho mọi người series về những âm thanh bị đánh mất (lost sound found) để chúng ta, những người trẻ có thể thưởng thức và tự nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc truyền thống cũng như quốc tế. Từ đó có thể tự trang bị cho mình nền tảng cơ bản để xây dựng thị hiếu âm nhạc độc lập, lành mạnh, có văn hóa, tránh sai lạc khi đánh giá, lựa chọn tác phẩm.

Mời mọi người cùng nhấm nháp một ly cà phê trong khi thưởng thức âm nhạc City Pop, Funk, Jazz và Fusion đến từ xứ sở hoa anh đào do Vọc Records tuyển chọn kĩ càng nhé.

 

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng