Pink Floyd của Syd, Roger, David ?️‍?⃤

Pink Floyd của Syd, Roger, David ?️‍?⃤

     Chắc anh em ở đây cũng không đã biết đến Syd Barrett, một trong những thành viên đầu tiên và là tay viết chủ yếu của Pink Floyd trong giai đoạn đầu 1967 với The Piper at the Gates of Dawn. Không thể phủ nhận tài năng của Syd khi đã góp phần đưa tên tuổi của Pink Floyd lên bản đồ psychedelic với các single cực ma mị như See Emily Play, Arnold Layne. Tuy tài năng là vậy nhưng do ảnh hưởng xấu từ việc lạm dụng LSD, tính tình của Syd càng ngày càng khiến các thành viên còn lại cảm thấy mệt mỏi. Các sáng tác của Syd dần dần trở nên quá khó để có thể diễn live, đôi khi còn có các hành vi cực “ngáo” trên sân khấu,… Thế là David Gilmour được tuyển với ý định thay thế vai trò guitarist chính, còn phần sáng tác vẫn do Syd đảm nhiệm.

Nhưng chuyện cũng chẳng được bao lâu, theo lời kể của David Gilmour, trong một buổi diễn ở Southampton, mọi người hỏi nhau rằng có nên cho Syd đi cùng không, Gilmour đã trả lời nguyên văn rằng: “Thôi khỏi đi” (Let’s not bother”. Còn Roger thì nói về Syd: “Anh ấy là bạn của chúng tôi, nhưng tại thời điểm đó, tôi lúc nào chỉ muốn lao vào bóp cổ anh ta thôi”.
Thế là đến tháng 3/1968, Syd đồng ý rời nhóm, khép lại thời kỳ Pink Floyd với Syd là lãnh đạo. Sự ra đi của Syd là một điều rất đáng tiếc nuối, nhưng nó lại là dấu mở cho một thời kỳ huy hoàng hơn, đưa tên tuổi Pink Floyd vào hàng những band số 1 thế giới trong thập niên 70.

Sau sự ra đi của Syd Barrett, Roger Water đứng lên lãnh vai trò leader và là người sáng tác chính. Trong giai đoạn 1969-1970, các album của Pink Floyd như A Saucerful of Secret, More hay Obscured by Clouds vẫn mang nặng ảnh hưởng của Syd Barrett. Phải cho đến khi Meddle được phát hành (1971), Pink Floyd mới dần định hình được phong cách mới. Việc thử nghiệm Echoes dài tận 23 phút và cực nặng về instrumental và nhiều tiếng ambient là tiền đề để cho những Shine on You Crazy Diamond hay Pigs, Dogs ra đời.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Với 4 album mà anh em Vọc hay gọi là big four gồm Dark Side of the Moon, Wish You Were Here, Animals, và The Wall, thập niên 1970 thực sự là thập niên vàng của Pink Floyd khi tung hoành khắp mọi bảng xếp hạng trên thế giới và trở thành những album kinh điển vượt thời gian của thể loại progressive/psychedelic rock.

Tuy đem lại thành công, nhưng thập niên 1970 cũng chứng kiến sự rạn nứt trong mối quan hệ giữa những thành viên của Pink Floyd. Roger Waters luôn cảm thấy những đóng góp của Nick Mason và Rick Wright là quá ít ỏi, còn bản thân Roger và David cũng gặp rất nhiều mâu thuẫn trong quá trình sáng tác, đặc biệt là thời kỳ sau sự thành công quá mức tưởng tượng của Dark Side of the Moon.

Sau giai đoạn 1970 bước vào 1980, Pink Floyd còn cho ra được 1 album cuối là The Final Cut trước khi Roger Waters rời nhóm vào năm 1985.

David Gilmour là người tiếp theo lĩnh xướng trách nhiệm sáng tác chính cho Pink Floyd. Và dù bản thân là một fan chính hiệu của bác David, không thể phủ nhận rằng Pink Floyd của những năm 1985 đổ về sau đã không còn là chính mình. Các album The Division Bell hay The Momentary Lapse of Reason cũng cho ra được một vài hit như High Hope nhưng cũng không thể so sánh được với Big Four của Roger được. Còn album cuối The Endless River năm 2014 có lẽ chỉ là tổng hợp những đoạn demo chưa từng được phát hành trước khi David quyết định đặt dấu chấm hết cho cái tên Pink Floyd mà thôi.

Không tìm thấy sản phẩm nào khớp với lựa chọn của bạn.

Một điều đáng lưu ý là Richard Wright trong giai đoạn 1985-1994 chỉ được ghi credit cùng các nghệ sĩ session mà không phải thành viên chính thức, nên Pink Floyd trong thời kỳ này chỉ còn 2 thành viên là Nick Mason và David Gilmour

Rời nhóm vì mâu thuẫn, đương nhiên Roger Waters và David Gilmour đã từng “chiến” nhau cực ác để giành bản quyền cái tên Pink Floyd. Roger Waters nói rằng việc ông rời nhóm là do bị ép buộc, và việc tiếp tục sử dụng cái tên Pink Floyd của David Gilmour và Nick Mason là sai hợp đồng. Thậm chí Roger còn đưa vụ việc lên tòa án tối cao.

Tuy nhiên đến năm 1987, các thành viên của Pink Floyd đã gặp gỡ ở Astoria – nhà và cũng là studio của David để đi đến thỏa thuận cuối cùng. Theo đó Roger sẽ giữ lại quyền diễn live album The Wall còn toàn bộ tên Pink Floyd và các album khác sẽ ở lại với EMI cùng David và Nick. Anh em có thể tìm được rất nhiều show Roger Waters’ The Wall hay thậm chí là cả một movie Roger Waters’ The Wall luôn. Nhưng tuyệt nhiên không có các album khác.

Roger sau này có hối hận vì lúc đó ông nhận ra được sự quan trọng và giá trị của cái tên Pink Floyd đối với từng thành viên ra sao.

Vì mọi chuyện kết thúc không được tốt đẹp cho lắm nên viễn cảnh reunion là điều cực kỳ xa vời đối với fan Pink Floyd. Show gần nhất có sự góp mặt của đủ cả 4 thành viên là từ Live 8 từ 15 năm trước. Và dù cũng đã có những cuộc trao đổi qua lại đem lại cho fan nhiều hi vọng, đặc biệt David còn đồng ý góp mặt trong Roger Waters’ The Wall với màn solo Comfortably Numb, nhưng có lẽ là Roger Waters và David Gilmour cũng không có ý định đứng chung sân khấu lần nào nữa, nhất là khi Richard Wright và Syd Barrett đều đã ra đi, và anh em ta sẽ phải sống chung với sự thật là Pink Floyd sẽ không bao giờ xuất hiện dưới hình hài đầy đủ nhất, vì theo Roger: “Pink Floyd is a spent force creatively.”

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng