Lost & Found Grooves: Sự đứt đoạn âm nhạc của thế hệ trẻ Việt Nam
vocrecords_manager2021-07-06T19:47:58+07:00Lost & Found Grooves là một series bài viết về góc nhìn âm nhạc mới lạ về những thể loại nhạc xưa cũ nhằm giới thiệu đến bạn đọc những giai điệu độc đáo bị lãng quên của thời đại.
Âm nhạc, không thể chối cãi, là hình thức nghệ thuật phổ biến nhất và có ảnh hưởng cực lớn đến mọi mặt của cuộc sống. Bất kể bạn là ai, điều kiện sống là gì, sẽ luôn có những giai điệu làm bạn say đắm. Nó không những chỉ tác động sâu sắc đến thế giới tinh thần mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nhận thức cũng như thể chất con người.
Thế nhưng, trong khi âm nhạc thế giới, nhất là những nước phát triển có sự vận động và phát triển liền mạch nối đuôi nhau, với thế hệ đi trước truyền cảm hứng cho người đi sau thì tại Việt Nam, chiến tranh liên miên làm cho dòng chảy âm nhạc gần như bị đứt đoạn giữa các thế hệ và với cả thế giới. Dẫn đến việc dù nhiều bài hát có tầm quan trọng và giá trị lịch sử lớn, nổi tiếng khắp thế giới lại không được nhiều người Việt biết đến, hoặc không quan tâm.
Việt Nam cũng như thế giới, thời nào cũng có những nghệ sĩ tài ba, nhưng điều quan trọng là trải qua nhiều thế kỉ, vẫn có những người tìm lại để lắng nghe những âm thanh cổ xưa. Bởi vì suy cho cùng, đây là giá trị di sản, cốt lõi giúp xây dưng cho thế hệ đi sau của âm nhạc.
Nhìn lại về Việt Nam, những tàn phá do chiến tranh gây ra khiến cho cả nền âm nhạc nói chung và những người trẻ nói riêng bị đứt đoạn kết nối với âm nhạc của chính đất nước và quốc tế. Âm nhạc nước ngoài, đặc biệt là Anh và Mỹ đã phát triển rực rỡ từ những năm 70, truyền được cảm hứng cho cả những nước châu Á ngoại đạo như Nhật Bản, Hàn Quốc tạo ra những dòng nhạc mới. Tuy nhiên, với nhiều người tầm tuổi trung niên tại Việt Nam, âm nhạc quốc tế thường gói gọn trong vài cái tên như ABBA, Modern Talking hay Boney M, là những nhóm nhạc nổi tiếng trùng với giai đoạn Đổi Mới. Ảnh hưởng của những nhóm nhạc Disco này tới âm nhạc Việt Nam thời kì ấy không phải là không có, nhưng cũng không đáng kể, còn người muốn thưởng thức cả những nghệ sĩ nước ngoài thì bị giới hạn về vật chất và công nghệ thời bấy giờ.
Chiến tranh làm kho tàng âm nhạc thu âm trước năm 75 bị ảnh hưởng nặng nề. Có những tác phẩm không phù hợp với chủ trương thời đại bị loại bỏ mà không còn cách lưu truyền gì ngoài những người nhớ được chúng. Tàn phá chiến tranh khiến cho những bản thu nhạc như đĩa than hay băng cát-xét bị phá huỷ không thể phục hồi. (Một số ít những bài hát còn sót lại được như của Khánh Ly, Trúc Mai hay Carol Kim thì rất nổi tiếng). Đây lí do mà rất nhiều ca khúc bị lãng quên và biến mất hoàn toàn trên bản đồ âm nhạc khi thế hệ trẻ sau này muốn tìm về những giá trị gạo cội của dân tộc, cũng như tự hào bản sắc so với quốc tế.
Âm nhạc, không thể chối cãi, là hình thức nghệ thuật phổ biến nhất và có ảnh hưởng cực lớn đến mọi mặt của cuộc sống. Bất kể bạn là ai, điều kiện sống là gì, sẽ luôn có những giai điệu làm bạn say đắm. Nó không những chỉ tác động sâu sắc đến thế giới tinh thần mà còn góp phần thúc đẩy sự phát triển nhận thức cũng như thể chất con người.
Thế nhưng, trong khi âm nhạc thế giới, nhất là những nước phát triển có sự vận động và phát triển liền mạch nối đuôi nhau, với thế hệ đi trước truyền cảm hứng cho người đi sau thì tại Việt Nam, chiến tranh liên miên làm cho dòng chảy âm nhạc gần như bị đứt đoạn giữa các thế hệ và với cả thế giới. Dẫn đến việc dù nhiều bài hát có tầm quan trọng và giá trị lịch sử lớn, nổi tiếng khắp thế giới lại không được nhiều người Việt biết đến, hoặc không quan tâm.
Việt Nam cũng như thế giới, thời nào cũng có những nghệ sĩ tài ba, nhưng điều quan trọng là trải qua nhiều thế kỉ, vẫn có những người tìm lại để lắng nghe những âm thanh cổ xưa. Bởi vì suy cho cùng, đây là giá trị di sản, cốt lõi giúp xây dưng cho thế hệ đi sau của âm nhạc.
Nhìn lại về Việt Nam, những tàn phá do chiến tranh gây ra khiến cho cả nền âm nhạc nói chung và những người trẻ nói riêng bị đứt đoạn kết nối với âm nhạc của chính đất nước và quốc tế. Âm nhạc nước ngoài, đặc biệt là Anh và Mỹ đã phát triển rực rỡ từ những năm 70, truyền được cảm hứng cho cả những nước châu Á ngoại đạo như Nhật Bản, Hàn Quốc tạo ra những dòng nhạc mới. Tuy nhiên, với nhiều người tầm tuổi trung niên tại Việt Nam, âm nhạc quốc tế thường gói gọn trong vài cái tên như ABBA, Modern Talking hay Boney M,… là những nhóm nhạc nổi tiếng trùng với giai đoạn Đổi Mới. Ảnh hưởng của những nhóm nhạc Disco này tới âm nhạc Việt Nam thời kì ấy không phải là không có, nhưng cũng không đáng kể, còn người muốn thưởng thức cả những nghệ sĩ nước ngoài thì bị giới hạn về vật chất và công nghệ thời bấy giờ.
Chiến tranh làm kho tàng âm nhạc thu âm trước năm 75 bị ảnh hưởng nặng nề. Có những tác phẩm không phù hợp với chủ trương thời đại bị loại bỏ mà không còn cách lưu truyền gì ngoài những người nhớ được chúng. Tàn phá chiến tranh khiến cho những bản thu nhạc như đĩa than hay băng cát-xét bị phá huỷ không thể phục hồi. (Một số ít những bài hát còn sót lại được như của Khánh Ly, Trúc Mai hay Carol Kim thì rất nổi tiếng). Đây lí do mà rất nhiều ca khúc bị lãng quên và biến mất hoàn toàn trên bản đồ âm nhạc khi thế hệ trẻ sau này muốn tìm về những giá trị gạo cội của dân tộc, cũng như tự hào bản sắc so với quốc tế.
Việc thiếu thốn trong khi thưởng thức âm nhạc làm cho các thế hệ sau dường như “lạc lối” khi định hình thể loại âm nhạc yêu thích, và cách dễ nhất cho họ là đi theo số đông. Phải khẳng định điều này không có gì xấu, trừ việc âm nhạc trong thời kì quá dễ phổ biến này đi kèm nhiều vấn đề về tính chuyên môn. Có thể chúng có nội dung không phù hợp, chất liệu sơ sài hoặc mang nặng yếu tố thương mại hơn nghệ thuật. Từ đó mà khiến cho thị hiếu về âm nhạc của giới trẻ bị ảnh hưởng, điều hướng một cách vô thức, không tự định hình được.
Thị hiếu âm nhạc là khả năng của mỗi cá nhân trong khi đánh giá sản phẩm âm nhạc, từ đó kết luận về sự hay – dở, xác định thái độ thích hay không thích đối với tác phẩm. Thị hiếu thẩm mỹ của cá nhân rất đa dạng do được hình thành từ tổng hòa của nhiều yếu tố: từ trình độ am hiểu nghệ thuật, lứa tuổi, nghề nghiệp, thế giới cảm xúc, tới sở thích của cá nhân, trình độ và sự tích lũy tri thức, sự trải nghiệm, đặc điểm văn hóa địa phương, nhất là truyền thống văn hóa của cộng đồng,… Tuy khác nhau nhưng thị hiếu thẩm mỹ vẫn có mẫu số chung, đó là giúp con người hướng tới các giá trị chân – thiện – mỹ, tiếp nhận nghệ thuật không chỉ để thỏa mãn nhu cầu giải trí, mà qua đó thu nạp những giá trị có ý nghĩa xã hội – con người, thu nạp tri thức, làm phong phú đời sống tinh thần, đặt mình vào xu hướng luôn hành động sao cho có thể vừa làm đẹp bản thân, vừa góp phần làm đẹp xã hội. Ở người trẻ, các yếu tố cấu thành thị hiếu chưa rõ, nên dễ bị ảnh hưởng từ rất nhiều phía, đặc biệt là truyền thông và internet. Nếu không có sự chỉ dẫn thưởng thức âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung từ những nguồn tri thức giá trị, văn hóa nghe nhạc có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, làm mất bản sắc của cá nhân và rộng hơn là cả một thế hệ.
Việc thiếu thốn trong khi thưởng thức âm nhạc làm cho các thế hệ sau dường như “lạc lối” khi định hình thể loại âm nhạc yêu thích, và cách dễ nhất cho họ là đi theo số đông. Phải khẳng định điều này không có gì xấu, trừ việc âm nhạc trong thời kì quá dễ phổ biến này đi kèm nhiều vấn đề về tính chuyên môn. Có thể chúng có nội dung không phù hợp, chất liệu sơ sài hoặc mang nặng yếu tố thương mại hơn nghệ thuật. Từ đó mà khiến cho thị hiếu về âm nhạc của giới trẻ bị ảnh hưởng, điều hướng một cách vô thức, không tự định hình được.
Thị hiếu âm nhạc là khả năng của mỗi cá nhân trong khi đánh giá sản phẩm âm nhạc, từ đó kết luận về sự hay – dở, xác định thái độ thích hay không thích đối với tác phẩm. Thị hiếu thẩm mỹ của cá nhân rất đa dạng do được hình thành từ tổng hòa của nhiều yếu tố: từ trình độ am hiểu nghệ thuật, lứa tuổi, nghề nghiệp, thế giới cảm xúc, tới sở thích của cá nhân, trình độ và sự tích lũy tri thức, sự trải nghiệm, đặc điểm văn hóa địa phương, nhất là truyền thống văn hóa của cộng đồng,… Tuy khác nhau nhưng thị hiếu thẩm mỹ vẫn có mẫu số chung, đó là giúp con người hướng tới các giá trị chân – thiện – mỹ, tiếp nhận nghệ thuật không chỉ để thỏa mãn nhu cầu giải trí, mà qua đó thu nạp những giá trị có ý nghĩa xã hội – con người, thu nạp tri thức, làm phong phú đời sống tinh thần, đặt mình vào xu hướng luôn hành động sao cho có thể vừa làm đẹp bản thân, vừa góp phần làm đẹp xã hội. Ở người trẻ, các yếu tố cấu thành thị hiếu chưa rõ, nên dễ bị ảnh hưởng từ rất nhiều phía, đặc biệt là truyền thông và internet. Nếu không có sự chỉ dẫn thưởng thức âm nhạc nói riêng và nghệ thuật nói chung từ những nguồn tri thức giá trị, văn hóa nghe nhạc có thể bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu, làm mất bản sắc của cá nhân và rộng hơn là cả một thế hệ.
Với quan niệm bán nhạc chứ không đơn thuần là bán định dạng nghe, Vọc Records có cơ hội tiếp cận với nhiều đĩa than có âm nhạc độc lạ, và muốn chia sẻ tất cả những âm thanh này tới tất cả mọi người. Với mong muốn trở thành một nguồn cảm hứng tốt cho thế hệ trẻ, Vọc Records đem tới cho mọi người series về những âm thanh bị đánh mất (lost sound found) để chúng ta, những người trẻ có thể thưởng thức nhiều và tự nâng cao năng lực cảm thụ âm nhạc truyền thống cũng như quốc tế. Những bài hát này hầu hết là từ những năm 70-80. Đương nhiên không phải chỉ nhạc thời này mới hay, tuy vậy việc lắng nghe những giai điệu của thập niên này trên format mà những con người sống ở thời đại đó dùng là đĩa than đem lại một cảm giác rất độc đáo. Hi vọng từ nguồn cảm hứng này, người nghe có thể tự trang bị cho mình nền tảng để xây dựng thị hiếu âm nhạc độc lập, lành mạnh, có gu khi lựa chọn những bài nhạc khác.
Mời mọi người cùng nhấm nháp một ly cà phê trong khi thưởng thức giai điệu City Pop, Funk, Jazz và Fusion đến từ xứ sở hoa anh đào do Vọc Records tuyển chọn kĩ càng nhé.
Các bạn có thể lắng nghe thêm tại kênh Youtube của Vọc. Nếu được ủng hộ nhiều bọn mình sẽ tiếp tục làm những video thuộc series này.
Album xuất hiện trong video
Phát hành năm 1978. Nếu đã quá quen với giai điệu “xập xình” trong Plastic Love, có thể bạn sẽ bất ngờ bởi sự nhẹ nhàng đến bất ngờ của Mariya Takeuchi. Begining là album đầu tay của Mariya khi 23 tuổi. Mặc dù sau này Mariya tự viết nhạc cho bản thân, nhưng ở album đầu tiên cô sử dụng bài hát do người khác viết, trong đó có cả chồng tương lai Tatsuro Yamashita. Phong cách nhạc nhẹ nhàng và chậm rãi tôn giọng hát chính là những gì chắp cánh cho thành công sau này của Mariya.
Phát hành năm 1979 và là album phòng thu thứ 2 trong sự nghiệp của Yukio. Ngay từ cái tên, album đã diễn tả sự cô đơn tột cùng của người nghệ sĩ. Lời đề tựa của album này là “Gửi tặng cho người cô đơn nhất trong những người đang đơn côi”. Phong cách, Yukio vẫn trung thành với thể loại Country/ Folk và có thêm vài trải nghiệm về âm thanh.
Phát hành năm 1979. Album phòng thu thứ 4 trong sự nghiệp của Tatsuro Yamashita. Nếu như album GO AHEAD! Trước đó đươc định hình như một album studio thực sự với nhiều toan tính trong sản xuất, thì Moonglow lại bao gôm những sáng tác để có thể biểu diễn trực tiếp được của Tatsuro. Tính đến cả về sau này, Moonglow là album duy nhất có tất cả các bài hát được diễn live bởi ông.
Phát hành năm 1978. Bao gồm rất nhiều các giai điệu jazz theo hướng funky/bossa nova. Album được khi trong giai đoạn Sadao đã đạt đến độ chin của sự nghiệp và có sự giao lưu với những tên tuổi lớn từ khắp thế giới như Tony William, Marcus Miller, Eric Gale,…
Ra mắt năm 1980. Đây là album thu trực tiếp tại sân vận động Budokan của Nhật Bản. Những năm 80 ở Nhật thì cái tên Budokan không còn xa lạ gì với khan giả cả trong nước lẫn thế giới, vì chỉ những nghệ sĩ lớn mới có thể đến đây biểu diễn. Bộ sậu đồng hành cùng Sadao lúc đó bao gồm Dave Grusin, Steve Gadd, Richard Tee, Eric Gale, Anthony Jackson và Jon Faddis. Đĩa do hãng Columbia phát hành
Phát hành năm 1979, là album phòng thu thứ 6 của Masayoshi. Khi này, phong cách âm nhạc của ông đã được định hình cụ thể, chuyển hẳn từ rock sang thể loại fusion, tropical, tức thể loại kết hợp rock với nhiều yếu tố khác, tạo ra những giai điệu mang lại cảm giác của mua hạ, với âm thanh sôi động, nhạc lướt sóng và giai điệu vui tươi.
Phát hành năm 1980. Yukata Mogi được biết đến với vị trí keyboardist, thực sự là một viên ngọc quý cho những ai đang tìm kiếm những nghệ sĩ lạ.
Giọng ca kinh điển của Jazz Nhật – Kimiko Kasai với album được đầu tư vô cùng chất lượng cả về vocal lẫn nhạc cụ. Giọng hát của Kimiko mang vẻ kiêu sa và xa xỉ, điều làm cô tách biệt khỏi những vocal nữ khác của Nhật. Có những người dễ dãi đánh đồng nhạc Kimiko thuộc Pop, nhưng theo mình thì còn hơn thế. Lắng nghe nhạc của cô, thấy hay là chuyện bình thường, nhưng thấy thấm mới là điều phải chú ý mới có được. Giọng Kimiko kết hợp với dàn nhạc chơi cùng một cách nhuần nhuyễn, tách rời từng cái đều hay nhưng không dẫm chân hay cướp mất spotlight của nhau. Nhắm mắt lại thưởng thức, Vọc cảm thấy như đang ngồi trong một thính phòng sang trọng, với mọi thứ bóng loáng phản chiếu của ánh sáng rọi vào chiếc mic mà ca sĩ đang hát.
Album ra mắt năm 1984 với bộ sậu khá khủng ở thời điểm đó, bao gồm Steve Gadd, Eric Gale, Marcus Miller, Richard Tee.
Ra mắt năm 1983, album phòng thu thứ bảy của người được mệnh danh là ông hoàng City Pop. Vào thời điểm album ra mắt, Tatsuro đã ngoài 30 tuổi, cái tuổi mà đáng lẽ ra theo xu hướng của ngành công nghiệp âm nhạc Nhật Bản lúc bấy giờ là gần như bất khả thi để tiếp tục duy trì phong độ đỉnh cao với tư cách một người ca sĩ. Ấy vậy mà “Melodies” vẫn trở nên cực kì nổi tiếng, thậm chí lấn át cả tượng đài “For You” về doanh số.
Phát hành năm 1979 và là album phòng thu thứ 2 trong sự nghiệp của Yukio. Ngay từ cái tên, album đã diễn tả sự cô đơn tột cùng của người nghệ sĩ. Lời đề tựa của album này là “Gửi tặng cho người cô đơn nhất trong những người đang đơn côi”. Phong cách, Yukio vẫn trung thành với thể loại Country/ Folk và có thêm vài trải nghiệm về âm thanh.
Album debut của Yukio Sasaki khi mới chập chững những bước đi đầu tiên trên con đường ca hát. Đây là phần thưởng cho nhà vô địch của cuộc thi Popular Song Contest do Yamaha tổ chức tại Nhật Bản, trong đó có ca khúc cuối cùng của side A, 君は風 (Kimi wa Kaze – Em là Gió) có thể coi là bài hit đầu tiên của ông. Phong cách nhạc đều là dòng Country/ Folk đặc trưng. Đặc biệt, 2 side của đĩa được đặt tên đặc biệt là Tokyo Side và Hokkaido Side. Album gồm 11 bài hát, gồm 5 bài ở Tokyo Side và 6 bài ở Hokkaido Side.
Trả lời