SI MÊ ĐĨA THAN TRONG THỜI ĐẠI NHẠC SỐ, TẠI SAO KHÔNG?

SI MÊ ĐĨA THAN TRONG THỜI ĐẠI NHẠC SỐ, TẠI SAO KHÔNG?

Hỏi một người yêu đĩa than lý do họ si mê, khả năng cao câu trả lời sẽ về chất lượng âm thanh so với nhạc số. Dính vào cuộc tranh luận xem thứ nào hay hơn thì khả năng cao hết cả ngày mà vẫn bất phân thắng bại, nhưng có một điều mà ai cũng phải công nhận ấy là đĩa than đã và sẽ mãi luôn là biểu tượng của âm nhạc.

Theo một cách hiểu khác, chiếc đĩa than là hình thức của một thông điệp, được gửi từ quá khứ kèm theo những giai điệu bên trong nó, trở thành một biểu tượng nhắc nhở người nghe về những kỉ niệm xưa tươi đẹp. Bản thân hình thức của thông điệp cũng khiến cách người nghe tiếp nhận thông điệp bị ảnh hưởng. Nghe có vẻ trìu tượng nhưng nó cũng giống như việc làm ướt chiếc bàn chải đánh răng trước khi dùng vậy. Đó chỉ là cách làm mọi người an tâm hơn chứ không phải vì làm thế răng sẽ sạch hơn. Trong thời đại nhạc số, việc sử dụng phần mềm streaming là cách nhanh nhất để nghe nhạc, đó là sự thật không thể tranh luận. Nhưng, trong cuộc sống không phải tất cả mọi thứ đều quyết định bằng chữ “nhanh”. Có nhưng người vẫn sẵn sàng sống “chậm” với đĩa than, và lý do thì nhiều vô kể. Ở đây Vọc không nói những vấn đề kĩ thuật phức tạp mà thiên về những xúc cảm khi chơi đĩa than, hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu thêm về lý do tại sao những chiếc đĩa quay tròn kia lại vẫn được yêu thích đến thế.

1. VÌ NHẠC LÚC NÀO THÌ NGHE LÚC ẤY

Điều khác biệt cơ bản giữa đĩa than và các hình thức lưu giữ âm nhạc khác chính là sự bất di bất dịch. Bạn không thể đem đĩa than lên ô tô hay mở đĩa than bằng điện thoại được. Để nghe đĩa than, bạn chắc chắn cần một không gian riêng nơi có mâm đĩa và loa. Vài người sẽ coi đó là sự bất tiện nhưng với số khác, đây lại là một “đặc quyền” chỉ riêng đĩa than mới có. Bạn chỉ có thể lắng nghe âm nhạc do chính mình bỏ tiền ra tại không gian riêng của mình, một cách thực sự tập trung và chăm chú thay vì sự tranh thủ trên đường đi để rồi nhạc bị ngắt quãng liên tục. Đây mới là cách đúng nhất để thưởng thức âm nhạc.

Ngoài ra, nghe đĩa than không thể dễ dàng bỏ qua (skip) bài hát như những nền tảng khác, nên thông thường bạn phải nghe ít nhất một mặt đĩa mỗi lần nghe, vì vậy cũng khiến cho thời gian này trở nên quý giá hơn.

1. VÌ NHẠC LÚC NÀO THÌ NGHE LÚC ẤY

Điều khác biệt cơ bản giữa đĩa than và các hình thức lưu giữ âm nhạc khác chính là sự bất di bất dịch. Bạn không thể đem đĩa than lên ô tô hay mở đĩa than bằng điện thoại được. Để nghe đĩa than, bạn chắc chắn cần một không gian riêng nơi có mâm đĩa và loa. Vài người sẽ coi đó là sự bất tiện nhưng với số khác, đây lại là một “đặc quyền” chỉ riêng đĩa than mới có. Bạn chỉ có thể lắng nghe âm nhạc do chính mình bỏ tiền ra tại không gian riêng của mình, một cách thực sự tập trung và chăm chú thay vì sự tranh thủ trên đường đi để rồi nhạc bị ngắt quãng liên tục. Đây mới là cách đúng nhất để thưởng thức âm nhạc.

Ngoài ra, nghe đĩa than không thể dễ dàng bỏ qua (skip) bài hát như những nền tảng khác, nên thông thường bạn phải nghe ít nhất một mặt đĩa mỗi lần nghe, vì vậy cũng khiến cho thời gian này trở nên quý giá hơn.

2. VÌ CUỘC CHƠI SƯU TẦM

Giống như một món đồ cổ, đĩa than cũ có giá trị của riêng nó mà chỉ những người trong cuộc mới có thể hiểu được. Đĩa than đã từng là mặt hàng phổ thông trong những năm 70-80, tức là đồ cũ sẽ mất giá trị so với hàng mới. Tuy nhiên điều đó không chắc đã đúng ở thời điểm hiện tại, đôi khi những album cũ đã bạc màu vẫn đắt gấp đôi, thậm chí gáp 10 lần cùng album đó bản tái phát hành mới toanh.

Có rất nhiều lý do dẫn tới nghịch lý này, nhưng điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ ấy là mua đĩa than cũ tức là bạn đang thực hiện sự đánh đổi. Đánh đổi chất lượng âm thanh, giá trị lịch sử, trải nghiệm nghe nhạc, độ hiêm có của những bài nhạc không có trên streaming,… với những rắc rối có thể gặp phải như tiếng noise, số lượng bài hát hạn chế,… Người đàm phán giỏi là người có thể cân bằng cả hai bên.

Cũng chính vì thế mà Vọc Records luôn chú trọng những album ở bản phát hành cũ có tính lịch sử hơn những bản phát hành mới. Bởi thông thường các bản phát hành càng gần với album gốc, chất lượng đĩa sẽ càng cao. Nhưng cho dù là mới hay cũ. mọi chiếc đĩa than sẽ được tuyển chọn và giữ gìn kỹ lưỡng bởi Vọc Records trước khi đến với tay bạn.

2. VÌ CUỘC CHƠI SƯU TẦM

Giống như một món đồ cổ, đĩa than cũ có giá trị của riêng nó mà chỉ những người trong cuộc mới có thể hiểu được. Đĩa than đã từng là mặt hàng phổ thông trong những năm 70-80, tức là đồ cũ sẽ mất giá trị so với hàng mới. Tuy nhiên điều đó không chắc đã đúng ở thời điểm hiện tại, đôi khi những album cũ đã bạc màu vẫn đắt gấp đôi, thậm chí gáp 10 lần cùng album đó bản tái phát hành mới toanh.

Có rất nhiều lý do dẫn tới nghịch lý này, nhưng điều quan trọng nhất mà bạn cần nhớ ấy là mua đĩa than cũ tức là bạn đang thực hiện sự đánh đổi. Đánh đổi chất lượng âm thanh, giá trị lịch sử, trải nghiệm nghe nhạc, độ hiêm có của những bài nhạc không có trên streaming,… với những rắc rối có thể gặp phải như tiếng noise, số lượng bài hát hạn chế,… Người đàm phán giỏi là người có thể cân bằng cả hai bên.

Cũng chính vì thế mà Vọc Records luôn chú trọng những album ở bản phát hành cũ có tính lịch sử hơn những bản phát hành mới. Bởi thông thường các bản phát hành càng gần với album gốc, chất lượng đĩa sẽ càng cao. Nhưng cho dù là mới hay cũ. mọi chiếc đĩa than sẽ được tuyển chọn và giữ gìn kỹ lưỡng bởi Vọc Records trước khi đến với tay bạn.

3. VÌ ĐẮT KHÔNG PHẢI LÚC NÀO CŨNG TỐT

Rất nhiều người đến với đĩa than vì chất lượng âm thanh, và họ sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền để sắm những dàn mâm và bộ loa đắt tiền để thỏa mãn tiêu chuẩn của một “audiophile”. Đây là cách chơi phổ biến của những người có đủ điều kiện, nhưng không phải là cách duy nhất để thưởng thức đĩa than. Thay vì chú trọng vào gear, người nghe sẽ cuốn vào cuộc chơi khác nhằm khai thác tối đa những gì sẵn có để có thể tận hưởng âm nhạc theo cách riêng của mình. Mỗi người sẽ có một tiêu chuẩn riêng, chẳng hạn như có người thích nghe bass to khi bật Jazz, người lại thích dải mid thật dày khi nghe Rock. Nhiều khi những chiếc loa đắt đỏ không làm được việc đó tốt hơn một đôi loa rẻ vừa túi tiền. Nếu bạn đã thử và trải nghiệm đầy đủ và hài lòng với những lựa chọn của mình, việc bỏ nhiều tiền ra để mua những món đồ mới có thể sẽ không cần thiết.

Nhạc đĩa than có tiện hơn nhạc stream không? Câu trả lời chắc chắn là không nhưng đảm bảo nhạc đĩa than sẽ rất khác. Âm nhạc được ghi lên đĩa theo một quy trình phức tạp dưới dạng nguyên bản, trải qua nhiều khâu xử lý của từng đất nước, xưởng in khác nhau lại cho ra kết quả khác nhau. Việc khám phá ra sự khác biệt ấy là cả một hành trình dài với phần thưởng là nhận ra bản thân thực sự thích điều gì.
Cũng vì quan điểm ấy mà Vọc không quan niệm đơn giản là đang bán đĩa than, mà đúng hơn là bán “trải nghiệm” âm nhạc tốt hơn cho mọi người. Âm nhạc không đơn giản như việc cắm tai nghe, tìm tên bài hát và nghe, mà nó đòi hỏi sự tập trung, kiên thức nền nhiều hơn để cảm nhận và hiểu hết album.

4. VÌ SỰ TƯƠNG TÁC ĐA-GIÁC-QUAN

Hành trình nghe đĩa than liên quan tới mọi giác quan trên cơ thể người: thị giác (nhìn), thính giác (nghe) và xúc giác (chạm) so với nhạc streeaming chỉ cần chạm (nhưng lại cho thành quả ngay lập tức). Đĩa than là hình thức cần tương tác nhiều, mang tính hình ảnh cao và trải nghiệm nghe kì công. Bạn cảm nhận được chiếc đĩa than. Bạn cầm nó trên tay. Bạn tháo vỏ, rút poster đi kèm, gỡ đĩa ra khỏi bọc và nhìn những đường viền tí hon trải dài trên bề mặt đĩa (ấy là còn chưa kể những chiếc đĩa màu với họa tiết cực đẹp sẽ hút tâm trí bạn vào khoảng vô tận.

Đĩa than, bất chấp sự hạn chế về vật lý, là sự tôn trọng với âm nhạc và quá khứ. Chúng phải được cầm nắm thật cẩn thận, rất dễ xước và chất lượng dễ bị ảnh hưởng vì thế. Đĩa than cũng mẫn cảm với nhiệt độ, nếu để ngoài nắng, chúng sẽ bị cong. Như một vật thể sống, đĩa than thật kì diệu những cũng dễ bị tổn thương.

Trải nghiệm chạm vào app Spotify để tìm bài hát trong hơn 30 triệu bài hát rõ ràng là cách hiệu quả nhất để lắng nghe âm nhạc, nhưng đôi khi sự hiệu quả không phải những gì trải nghiệm hướng đến. Đĩa than là dạng analog, thứ vật chất gần nhất với sóng âm thanh mà con người khám phá ra. Những đường sóng này được phủ sáp lên, dập nổi, chạm trổ bởi kim cương. Viên kim cương trồi lên và sụt xuống theo nhịp to nhỏ của dải sóng. Tất cả công đoạn này nhằm tạo ra một thứ trải nghiệm khác hoàn toàn so với nghe nhạc trên điện thoại.

4. VÌ SỰ TƯƠNG TÁC ĐA-GIÁC-QUAN

Hành trình nghe đĩa than liên quan tới mọi giác quan trên cơ thể người: thị giác (nhìn), thính giác (nghe) và xúc giác (chạm) so với nhạc streeaming chỉ cần chạm (nhưng lại cho thành quả ngay lập tức). Đĩa than là hình thức cần tương tác nhiều, mang tính hình ảnh cao và trải nghiệm nghe kì công. Bạn cảm nhận được chiếc đĩa than. Bạn cầm nó trên tay. Bạn tháo vỏ, rút poster đi kèm, gỡ đĩa ra khỏi bọc và nhìn những đường viền tí hon trải dài trên bề mặt đĩa (ấy là còn chưa kể những chiếc đĩa màu với họa tiết cực đẹp sẽ hút tâm trí bạn vào khoảng vô tận.

Đĩa than, bất chấp sự hạn chế về vật lý, là sự tôn trọng với âm nhạc và quá khứ. Chúng phải được cầm nắm thật cẩn thận, rất dễ xước và chất lượng dễ bị ảnh hưởng vì thế. Đĩa than cũng mẫn cảm với nhiệt độ, nếu để ngoài nắng, chúng sẽ bị cong. Như một vật thể sống, đĩa than thật kì diệu những cũng dễ bị tổn thương.

Trải nghiệm chạm vào app Spotify để tìm bài hát trong hơn 30 triệu bài hát rõ ràng là cách hiệu quả nhất để lắng nghe âm nhạc, nhưng đôi khi sự hiệu quả không phải những gì trải nghiệm hướng đến. Đĩa than là dạng analog, thứ vật chất gần nhất với sóng âm thanh mà con người khám phá ra. Những đường sóng này được phủ sáp lên, dập nổi, chạm trổ bởi kim cương. Viên kim cương trồi lên và sụt xuống theo nhịp to nhỏ của dải sóng. Tất cả công đoạn này nhằm tạo ra một thứ trải nghiệm khác hoàn toàn so với nghe nhạc trên điện thoại.

5. VÌ NHỮNG ĐIỀU MỚI LẠ TRÊN LOẠI HÌNH XƯA CŨ

Trải nghiệm âm nhạc cũ mà mới là đặc quyền của đĩa than Có gu nhạc cụ thể là rất tốt, nhưng đừng giới hạn bản thân bởi chỉ một thể loại hay bài hát nào hết. Hãy thử những album mới, nghệ sĩ mới ngay cả khi bạn chưa nghê đến tên, nhìn thấy mặt họ bao giờ. Những viên ngọc quý luôn nằm rải rác trong những bộ sưu tập đĩa than cũ, chờ được anh em khai quật.

Nhin chung, đây cũng chính là tinh thần của văn hóa đĩa than, nó đòi hỏi mọi người phải bỏ thời gian, công sức và nỗ lực ra để mò mẫm, đào bới, trải nghiệm và đánh giá. Tất cả những công sức ấy bỏ ra khiến cho người nghe càng thấm thía và quý trọng những gì mình lắng nghe hơn.

Thật may là trong thời đại Internet, mọi người không cần phải đến tận nơi để đào bới mà hoàn toàn có thể mày mò online ngay trên trang vocrecords.vn. Trang web được update đĩa thường xuyên để phục vụ mọi người và còn có sẵn playlist lấy từ stock đĩa than của Vọc Records là nguồn để tham khảo nhạc mới, nghệ sĩ mới.

Tóm lại, hãy nhớ rằng đĩa than không phải là định dạng âm nhạc tiện nhất mà là định dạng “chính xác” nhất để nghe nhạc. Thiếu vắng sự di động chính là điểm mạnh của đĩa than. Nếu chỉ muốn nghe 1 bài hát rồi thôi, hãy dùng nhạc streaming. Nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm không ngắt quãng, liên tục theo cách mà nghệ sĩ muốn chúng ta thưởng thức tác phẩm của họ, thì đĩa than chính là thứ mà bạn đang tìm kiếm.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng