Lost & Found Grooves: Lược sử âm nhạc Việt Nam (một cách siêu dễ hiểu)

Lost & Found Grooves: Lược sử âm nhạc Việt Nam (một cách siêu dễ hiểu)

*Lost & Found Grooves là một series bài viết về góc nhìn âm nhạc mới lạ về những thể loại nhạc xưa cũ nhằm giới thiệu đến bạn đọc những giai điệu độc đáo bị lãng quên của thời đại.

Ở phần trước, Vọc đã nói về sự đứt đoạn của thế hệ trẻ Việt Nam với âm nhạc của dân tộc và thế giới. Tiếp nối quan điểm ấy, để giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan hơn lịch sử âm nhạc Việt Nam, Vọc muốn lược lại một chút về quá trình phát triển và nguồn cảm hứng của nhạc Việt giai đoạn từ năm 1930 đến khoảng 1975. Ở cuối bài sẽ là set nhạc Việt Nam trên đĩa than mà Vọc tuyển chọn để minh họa cho bài viết, vì vậy nếu có thể hãy kéo xuống dưới bấm play rồi quay trở lại đọc nhé.

Copy of Untitled (1)

Âm nhạc Việt Nam có rất nhiều biến động, nhưng cuộc cách mạng lớn nhất phải kể đến phong trào Tân Nhạc Việt Nam. Khác với một số lượng đáng kể những công trình nghiên cứu sự cách tân trong văn học và thơ mới bài bản, công phu trong suốt mấy mươi năm qua, dường như chưa có một công trình xứng tầm nghiên cứu cũng như phác họa một cách cụ thể về sự hình thành và phát triển của Tân nhạc Việt Nam kể từ lúc nó ra đời vào giữa thập niên 30 của thế kỷ trước.

Thập niên đầu thế kỷ 20 chứng kiến một quá trình biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống của con người Việt Nam. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp kéo theo làn sóng văn hóa phương Tây tràn vào Việt Nam mạnh mẽ. Việc hình thành những tầng lớp mới mang những đặc trưng chưa từng xuất hiện trong giai đoạn trước làm nảy sinh lối sinh hoạt cũng như nhu cầu giải trí tinh thần theo cách hoàn toàn mới chưa từng có tiền lệ trong phong tục truyền thống, đặc biệt là âm nhạc.

 

Âm nhạc Việt Nam có rất nhiều biến động, nhưng cuộc cách mạng lớn nhất phải kể đến phong trào Tân Nhạc Việt Nam. Khác với một số lượng đáng kể những công trình nghiên cứu sự cách tân trong văn học và thơ mới bài bản, công phu trong suốt mấy mươi năm qua, dường như chưa có một công trình xứng tầm nghiên cứu cũng như phác họa một cách cụ thể về sự hình thành và phát triển của Tân nhạc Việt Nam kể từ lúc nó ra đời vào giữa thập niên 30 của thế kỷ trước.

Thập niên đầu thế kỷ 20 chứng kiến một quá trình biến đổi mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống của con người Việt Nam. Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp keo theo làn sóng văn hóa phương Tây tràn vào Việt Nam mạnh mẽ. Việc hình thành những tầng lớp mới mang những đặc trưng chưa từng xuất hiện trong giai đoạn trước làm nảy sinh lối sinh hoạt cũng như nhu cầu giải trí tinh thần theo cách hoàn toàn mới chưa từng có tiền lệ trong phong tục truyền thống, dặc biệt là âm nhạc.

Viên gạch đặt nền móng đầu tiên cho Tân nhạc, được cho là thuộc về nghệ sĩ Tư Chơi (tên thật là Huỳnh Thủ Trung). Bạn có thể thấy cái tên này lạ hoắc, nhưng đừng lo bởi vì nó cũng bị người đời sau này lãng quên mặc dù ông có công rất lớn với nền âm nhạc. Bấy giờ, loại hình nghệ thuật biểu diễn được ưa chuộng nhất có thể kể tới hát cải lương, với những nghệ sĩ hạng A như Phùng Há hay Kim Thoa. Đứng sau những vở kịch nổi tiếng nhất được lưu diễn từ Bắc chí Nam chính là tác giả Tư Chơi (nhân tiện thì ông từng là chồng của cả hai bà kể trên). Vốn là dân tri thức, ông tiếp nhận những âm thanh của Pháp và bắt đầu phổ lời Việt vào để dùng trong các vở kịch, gọi là nhạc ta theo điệu tây và tạo tiền để để các nghệ sĩ cải lương khác học hỏi theo. Không chỉ các nghệ sĩ, giới thanh niên yêu nhạc cũng có phong trào chuyển ngữ các bài hát của Tino Rossi, Rina Ketty…. Vào khoảng năm 1937, phong trào “ái Tino” lên rất cao tại Việt Nam. Trên làn sóng điện, trong rạp hát, tại các vũ trường, nơi tư nhân đâu đâu cũng nghe những âm điệu du dương của nhạc sĩ Vincent Scotto qua giọng hát êm ả của Tino Rossi. Những nghệ sĩ sân khấu như Ái Liên, Kim Thoa đã được các hãng đĩa của người Pháp như Odeon, Beka mời thu âm các bài ta theo điệu tây. Nhạc sĩ Phạm Duy gọi giai đoạn này là thời kì hình thành và chuẩn bị của Tân nhạc Việt Nam.

Nghệ sĩ Huỳnh Thủ Trung và vợ Phùng Há cùng con trai

Viên gạch đặt nền móng đầu tiên cho Tân nhạc, được cho là thuộc về nghệ sĩ Tư Chơi (tên thật là Huỳnh Thủ Trung). Bạn có thể thấy cái tên này lạ hoắc, nhưng đừng lo bởi vì nó cũng bị người đời sau này lãng quên mặc dù ông có công rất lớn với nền âm nhạc. Bấy giờ, loại hình nghệ thuật biểu diễn được ưa chuộng nhất có thể kể tới hát cải lương, với những nghệ sĩ hạng A như Phùng Há hay Kim Thoa. Đứng sau những vở kịch nổi tiếng nhất được lưu diễn từ Bắc chí Nam chính là tác giả Tư Chơi (nhân tiện thì ông từng là chồng của cả hai bà kể trên). Vốn là dân tri thức, ông tiếp nhận những âm thanh của Pháp và bắt đầu phổ lời Việt vào để dùng trong các vở kịch, gọi là nhạc ta theo điệu tây và tạo tiền để để các nghệ sĩ cải lương khác học hỏi theo. Không chỉ các nghệ sĩ, giới thanh niên yêu nhạc cũng có phong trào chuyển ngữ các bài hát của Tino Rossi, Rina Ketty…. Vào khoảng năm 1937, phong trào “ái Tino” lên rất cao tại Việt Nam. Trên làn sóng điện, trong rạp hát, tại các vũ trường, nơi tư nhân đâu đâu cũng nghe những âm điệu du dương của nhạc sĩ Vincent Scotto qua giọng hát êm ả của Tino Rossi Những nghệ sĩ sân khấu như Ái Liên, Kim Thoa đã được các hãng đĩa của người Pháp như Odeon, Beka mới thu âm các bài ta theo điệu tây. Nhạc sĩ Phạm Duy gọi giai đoạn này được gọi là thời kì hình thành và chuẩn bị của Tân nhạc Việt Nam.

Nhạc đỏ, nhạc vàng, nhạc xanh là những từ ngữ quen thuộc dùng để chỉ các phong cách, thể loại nhạc Việt. Ảnh trên là đại diện cho  nghệ sĩ nổi tiếng của từng thể loại, từ trái qua là nhạc sĩ Văn Cao, ban nhạc CBC và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Thực ra, việc phổ màu cho nhạc phải mãi đến năm 1990 mới được nhạc sĩ Trần Hoàn, Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin khi đó thực hiện với sự đề xuất của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Trước đó, quần chúng không gọi nhạc theo màu mà theo mục đích hoặc thời kì như nhạc cách mạng, nhạc tiền chiến mặc dù chúng đều thuộc tân nhạc. Khó có thể định nghĩa rạch ròi từng màu sắc, nhưng điều chắc chắn là chúng có lịch sử lâu đời với 3 giai đoạn phát triển chính.

Giai đoạn 1938-1945

Làn sóng Tân Nhạc thực sự được thừa nhận khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên trình diễn tại miền Bắc. Nguyễn Văn Tuyên sống ở Sài Gòn, năm 1937 ông phổ một bài thơ của bạn là nhà thơ Nguyễn Văn Cổn và viết thành ca khúc đầu tiên của mình. Viên Thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ nghe ông hát rất mê và mời ông du lịch sang Pháp để tiếp tục học nhạc nhưng Nguyễn Văn Tuyên từ chối vì lý do gia đình. Ngược lại ông lại đề nghị và được thống đốc tài trợ cho đi một vòng Việt Nam ra Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định để quảng bá những bài nhạc mới này. Các buổi quảng bá của ông tuy không được như mong muốn ban đầu, nhưng đã đặt tiền đề cực lớn khơi dậy sự sáng tạo, dũng cảm khai phá âm nhạc mới của một bộ phận nhạc sĩ, nghệ sĩ thức thời đi theo và phổ biến lại. Từ đó trở thành lí do để những ban nhạc ngoài miền Bắc bắt đầu học theo và sáng tác theo phong cách mới, gọi là âm nhạc cải cách (musique révolutionnée).

Copy of Untitled (5)
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên

Làn sóng Tân Nhạc thực sự được thừa nhận khi nhạc sĩ Nguyễn Văn Tuyên trình diễn tại miền Bắc. Nguyễn Văn Tuyên sống ở Sài Gòn, năm 1937 ông phổ một bài thơ của bạn là nhà thơ Nguyễn Văn Cổn và viết thành ca khúc đầu tiên của mình. Viên Thống đốc Nam Kỳ lúc bấy giờ là nghe ông hát rất mê và mời ông du lịch sang Pháp để tiếp tục học nhạc nhưng Nguyễn Văn Tuyên từ chối vì lý do gia đình. Ngược lại ông lại đề nghị và được thống đốc tài trợ cho đi một vòng Việt Nam ra Huế, Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định để quảng bá những bài nhạc mới này. Các buổi quảng bá của ông tuy không được như mong muốn ban đâu, nhưng đã đặt tiền đề cực lớn khơi dậy sự sáng tạo, dũng cảm khai phá âm nhạc mới của một bộ phận nhạc, nghệ sĩ thức thời đi theo và phổ biến lại. Từ đó trở thành lí do để những ban nhạc ngoài miền Bắc bắt đầu học theo và sáng tác theo phong cách mới, gọi là âm nhạc cải cách (musique révolutionnée).

Giai đoạn 1945-1954

Giai đoạn này, tân nhạc bắt đầu có sự chia cắt mạnh mẽ. Đa số các nhạc sĩ rời bỏ những thành phố lớn để tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, số khác ở lại thành thị thuộc quyền kiểm soát của Pháp để sáng tác tiếp. Đề tài sáng tác vì thế mà cũng chia làm 2 ngả chính: đời sống kháng chiến, ngợi ca Hồ Chủ Tịch so với nhạc trữ tình lãng mạn. Các ca khúc kháng chiến có thể kể tới Hò kéo pháo, Nhớ chiến khu,… với một trong những nghệ sĩ đi đầu là Văn Cao đánh dấu sự ra đời thực sự của nhạc kháng chiến, hay “nhạc đỏ”. Sở dĩ gọi là nhạc đỏ bởi đó là màu của tuổi trẻ, của nhiệt huyết đấu tranh xây dựng đất nước, những cũng là màu của cách mạng. Trong khi đó, nhạc vàng (tức nhạc trữ tình) lại có nhiều cách giải nghĩa khác nhau tùy theo quan điểm chính trị, có người coi đó là màu của héo úa đại diện cho sự buồn đau, thê lương của chuyện tình bi lụy, số khác coi đây là màu của thời vàng son trong âm nhạc về tình yêu. Cả hai dòng nhạc này phát triển song song, thậm chí có những nhạc sĩ theo đuổi cả hai trường phái chứ không tách rời hoàn toàn và gọi đây là nhạc tiền chiến.

Giai đoạn này, tân nhạc bắt đầu có sự chia cắt mạnh mẽ. Đa số các nhạc sĩ rời bỏ những thành phố lớn để tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, số khác ở lại thành thị thuộc quyền kiểm soát của Pháp để sáng tác tiếp. Đề tài sáng tác vì thế mà cũng chia làm 2 ngả chính: đời sống kháng chiến, ngợi ca Hồ Chủ Tịch so với nhạc trữ tình lãng mạn. Các ca khúc kháng chiến có thể kể tới Hò kéo pháo, Nhớ chiến khu,… với một trong những nghệ sĩ đi đầu là Văn Cao đánh dấu sự ra đời thực sự của nhạc kháng chiến, hay “nhạc đỏ”. Sở dĩ gọi là nhạc đỏ bởi đó là màu của tuổi trẻ, của nhiệt huyết đấu tranh xây dựng đất nước, những cũng là màu của máu, của cách mạng. Trong khi đó, nhạc vàng (tức nhạc trữ tình) lại có nhiều cách giải nghĩa khác nhau tùy theo quan điểm chính trị, có người coi đó là màu của héo úa đại diện cho sự buồn đau, thê lương của chuyện tình bi lụy, số khác coi đây là màu của thời vàng son trong âm nhạc về tình yêu. Cả hai dòng nhạc này phát triển song song, thậm chí có những nhạc sĩ theo đuổi cả hai trường phái chứ không tách rời hoàn toàn và gọi đây là nhạc tiền chiến.

Giai đoạn 1954-1975

5

Lịch sử của của một giai đoạn biến động cả về âm nhạc lẫn chính trị bắt đầu từ hiệp định Geneve chia cắt đất nước thành hai vùng.

Tại miền Bắc, nhạc kháng chiến tiếp tục và cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975. Các ca khúc nhạc đỏ cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, cũng có cả những bài hát trữ tình, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng. Có 3 chủ đề được tập trung:

 

  • Ngợi ca Hồ Chủ Tịch
  • Ca ngợi phong cảnh quê hương Việt Nam
  • Kháng chiến chống Mỹ, thống nhất đất nước

Đồng thời, những ca khúc nhạc vàng bị hạn chế sáng tác và phổ biến vì không phù hợp với chủ trương thời đại. Do bị giới hạn ở chủ đề sáng tác, các nhạc sĩ miền Bắc tập trung vào sáng tạo trong lĩnh vực chuyên môn âm nhạc với các kỹ thuật nhạc thính phòng và phô diễn các khả năng thanh nhạc nhiều hơn âm nhạc miền Nam cùng thời, vốn tập trung vào sự tự do trong chủ đề sáng tác.

7
Khung cảnh Hà Nội trước 1975
6
Khung cảnh Hà Nội trước 1975

Tại miền Nam, các nhạc sĩ được thả sức sáng tạo với nhiều thể loại, đặc biệt sự du nhập của văn hóa từ những nước phát triển như Anh, Mỹ còn tạo ra nhiều thứ âm thanh và cách sáng tạo mới chưa từng có, nhưng có thể vắn lại vài chủ đề chính như:

  • Nhạc tự tình dân tộc
  • Tình cảm lãng mạn
  • Nhạc phản chiến
  • Nhạc trẻ
4

Đi đầu thể loại nhạc phản chiến là nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ông đánh trúng tâm lý của giới trẻ, một giới trẻ đang ngao ngán cuộc chiến, chỉ khao khát hòa bình. Kể cả đến thời điểm hiện tại, những ca khúc “Mưa Hồng”, “Diễm Xưa”, “Còn Tuổi Nào Cho Em”,”Biển Nhớ”, “Hạ Trắng”, “Cát Bụi” luôn có chỗ đứng bất diệt trong làng tân nhạc Việt Nam. Sự kết hợp của ông và ca sĩ Khánh Ly trong khoảng 10 năm 65-75 tạo ra hàng trăm bản nhạc nói lên tình yêu, đau khổ bởi chiến tranh, kêu gọi hòa bình.

Nhạc trẻ có sự hình thành phức tạp hơn một chút. Nhìn chung, cả khu vực Đông Nam Á bị văn hoá Mỹ ảnh hưởng sâu sắc, đặc biệt là âm nhạc Rock n Roll. Carlos Santana, Deep Purple, Blind Faith, Jimi HendrixBlue Cheer mang đến thứ âm thanh ma mị, dẫn lối cho một vài tay guitar dũng cảm của Việt Nam bắt chước theo. Âm nhạc của hiện tượng The Beatles theo chân lính Mỹ và những sinh viên có điều kiện đi du học đem về qua những chiếc đĩa 45, 78 vòng. Dần dần xuất hiện những cái tên nổi bật của dòng nhạc trẻ như Elvis Phương (lấy hình tượng của Elvis Presley), Carol Kim, Giao Linh hay ban nhạc CBC (viết tắt của Con Bà Cụ). Đây là tiền thân của dòng nhạc xanh, hay đơn giản là nhạc mới do người trẻ làm. Sau này, chương trình nhạc trẻ mang tên Làn Sóng Xanh là để chỉ loại nhạc này. Thị trường âm nhạc sôi động đến nỗi đã có thời điểm, thị trường âm nhạc của Sài Gòn phát triển hàng đầu Đông Nam Á, còn tạp chí Rolling Stones thì gọi CBC là ban nhạc rock “bốc” nhất Viễn Đông.

7
Ban nhạc CBC
Ban nhạc CBC

Sau 1975, đa phần nghệ sĩ sống tại Sài Gòn di cư sang các nước tư bản. Do chính quyền mới vẫn cấm lưu hành ấn phẩm nghệ thuật mang ảnh hưởng của Mỹ, nên những ấn bản nghệ thuật như đĩa than, băng cối, băng cassette thu thanh của miền Nam gần như bị biến mất. Cho tới nay, ngoại trừ những bản đĩa Việt cực hiếm còn sót lại  ở tình trạng đẹp có thể lên tới giá cao không tưởng, số còn lại hoặc không còn khả năng sử dụng, hoặc đã bị vứt đi không thương tiếc. Tuy nhiên, mặt tích cực là cũng có những dự án dày công sưu tầm và khôi phục những âm thanh đã mất này, điển hình như Saigon Rock & Soul, Saigon Supersound vol.1 & 2, Saigon Soul Revival. Tuy những dự án này đều do người nước ngoài thực hiện, nhưng những gì còn sót lại trong từng chiếc đĩa là minh chứng rõ ràng nhất cho một thời kì vàng son của âm nhạc, để những thế hệ đi sau như chúng ta hoàn toàn có thể tự hào khẳng định về bản sắc dân tộc Việt Nam.

Tìm hiểu về âm nhạc mà chỉ có đọc không thôi thì rõ ràng không phải là cách lý tưởng. Vọc Records mời bạn lắng nghe set đĩa than nhạc Việt, trải dài từ giai đoạn 1950-1975 bao gồm cả 3 màu sắc âm nhạc vàng, đỏ và xanh. Những album này đều thuộc dạng “hiếm có khó tìm” và phải mất một thời gian Vọc mới tập hợp đông vui như này được, nhưng điều quan trọng là có thể làm dịu đôi tai và tâm hồn bạn trong những ngày nắng nóng thế này, dù chỉ trong chốc lát.

Những Album xuất hiện trong set

Album là sự pha trộn của 18 bản nhạc đặc trưng Sài Gòn, từ những ca khúc luôn được yêu mến qua mọi thời như Khánh Ly với Diễm Xưa, cho đến Kim Loan với Căn Nhà Ngoại Ô, và kích động nhạc của Mai Lệ Huyền. Tuy nhiên kết thúc dĩa nhạc là một sự ngạc nhiên khi đó là bài vọng cổ của Ngọc Giàu: 7 Câu Vọng Cổ Chúc Tết.

Sự tiếp nối và kế thừa những gì đang dang dở của Saigon Supersound vol.1. Vol. 2 bao gồm giai điệu của thập niên 60-70 tại miền Nam Việt Nam, với các giọng ca như Trúc Mai, Elvis Phương hay Carol Kim. Đặc biệt, ca khúc mở đầu Sài Gòn đã đi vào tâm trí của người dân như một bản soundtrack của thành phố đầy tính lịch sử này.

Single gồm 2 bản remix của Sài Gòn nhưng không phải do Connie Kim mà do Trúc Mai thể hiện. Đặc biệt là bản phối remix năm 2021 theo phong cách “bốc” hơn. 

Năm 1981, khi đang sinh sống tại Mỹ, nữ ca sĩ Khánh Ly được một cựu phóng viên của Nhật Bản truy tìm được và mời sang Nhật thu âm cho hãng Columbia những sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công. Album bao gồm những ca khúc đi sâu vào tâm trí người Việt như Diễm Xưa, Ca Dạo Mẹ, Hãy Yêu Nhau Đi,… Điều đặc biệt là hầu hết các ca khúc đều được trình bày một nửa bằng tiếng Nhật, một nửa bằng tiếng Việt. Album chỉ có đúng một lần phát hành duy nhất nên nhanh chóng trở nên khan hàng với giá cao ngất ngưởng.

Single là bản thu gọn của full album trên, với sự góp mặt của 2 bài hát Diễm Xưa và Ca Dao Mẹ. Đặc biệt đây cũng là nhạc phim của một bộ phim truyền hình nói về một gia đình Việt Nam tại Nhật.

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng