[HƯỚNG DẪN] CHƠI ĐĨA THAN VỪA MỌI TÚI TIỀN

[HƯỚNG DẪN] CHƠI ĐĨA THAN VỪA MỌI TÚI TIỀN

Chiếc hướng dẫn duy nhất mà bạn cần để bắt đầu hành trình đĩa than từ số không tròn trĩnh.

Trong thời đại mà việc lấp đầy căn phòng bằng âm thanh chỉ đơn giản như việc chạm một cái lên màn hình điện thoại, dấn thân vào thú chơi đĩa than có vẻ trở nên xa xỉ và rối rắm. Máy quay đĩa than loại nào tốt? Làm sao để nó chạy được? Nên bắt đầu sưu tầm từ album  nào? Còn dây dợ, loa đài thì phải cắm làm sao? Ấy là còn chưa kể đến nếu chơi ở cấp độ cao hơn lại phải quan tâm cần, kim, âm ly hay phono (mà phono là gì cái gì cơ?),… Kể cả khi đã mua và cắm mọi thứ với nhau, tại sao album Abbey Road mà bạn được tặng toàn thấy “tép” chứ chả thấy “bát” đâu?

ABBEY

Sự thật là, để có được âm thanh ưng ý từ dàn đĩa than sẽ yêu cầu nhiều công sức, nhưng giống như mọi nỗ lực khác được đền đáp xứng đáng, khoảnh khắc âm thanh từ chiếc đĩa than phát ra sẽ làm bản cảm thấy thật mãn nguyện.

Tin tốt là, mặc dù tất cả đều dựa trên nguyên lý cơ bản, nhưng có tới hàng trăm cách để bạn có được một dàn đĩa than ưng ý mà không phải vung tay quá trán. Trong bài hướng dẫn cơ bản này, Vọc sẽ lược bỏ bớt những phần nâng cao của đĩa than mà hướng thới những phần cốt lõi hơn kèm giới thiệu những sản phẩm tốt trong phân khúc giá rẻ, để những người mới bắt đầu cảm thấy đỡ bỡ ngỡ khi tìm hiểu về nền văn hóa này.

“Đương nhiên là mâm đĩa than rồi!”

Máy đĩa than được dân Việt mình gọi thân thương là “mâm”. Giống như những lĩnh vực đậm tính chuyên môn như vật lý và hóa học, thế giới audio có thứ ngôn ngữ của riêng nó, và không phải ai cũng cần phải hiểu hết, nhưng để tiến xa hơn thì cần biết những thứ cơ bản nhất như là các thành tố tạo nên âm thanh của một dàn đĩa than.

Có 2 loại mâm cơ bản nhất: dẫn truyền tự động (direct-drive) và dẫn truyền bằng dây (curoa, tức belt-drive). Mặt mâm nơi đặt đĩa lên được gọi là platter. Với dẫn truyền tự động, tấm platter có một trục mô-tơ bên dưới chuyển động làm cả tấm xoay tròn. Vì là mô tơ tự động nên tốc độ quay của platter rất ổn định và thậm chí còn điều chỉnh thông qua các nút bấm được, bù lại việc sửa chữa mô tơ khi có vấn đề sẽ phức tạp. Ngược lại, belt-drive sử dụng mô tở ở góc mâm, bên ngoài tấm platter và dùng dây curoa để xoay. Vì trục mô-tơ nằm ở xa kim hơn nên sẽ gần như loại bỏ nguy cơ làm rung kim khi chuyển động, đồng thời cũng dễ sửa chữa hơn. Thực tế việc chọn loại mâm nào không quá quan trọng trong thời điểm công nghệ sản xuất phát triển (trừ khi bạn làm DJ). Với nhu cầu người nghe phổ thông thì cả hai loại đều có thể đảm bảo nhu cầu sử dụng.

Cartridge là một thiết bị nhỏ có chứa kim (tiếng anh là needle hoặc stylus) là nơi đọc những rảnh đĩa để phát ra âm thanh. Chiếc cần đỡ chứa catridge và kim gọi là tonearm. Khi đầu kim ma sát với rãnh trên đĩa đang xoay, từ trường được tạo ra trong catridge và gửi tín hiệu đến một bộ giải mã có tên là phono hay còn gọi là preamp. Những tín hiệu được giải mã này sau đó đi đến âm ly (amply) để được khuếch đại lên trước khi truyền ra loa, và từ loa tạo ra âm thanh đến tai ta. Những bộ phần được nhắc ở trên như mâm, tonearm, phono, preamp, amply về mặt lí thuyết là những bộ phận tách rời nhau, nhưng trên thực tế thì đơn giản hơn vì một bộ phận có thể đảm nhận nhiều chức năng khác nhau, thậm chí có cả những mâm tích hợp toàn bộ các bộ phận ấy (kể cả loa luôn) gọi là dòng AIO (All In One).

Bởi vậy, với những người mới bắt đầu, chưa muốn tìm hiểu quá phức tạp hay dấn sâu vào con đường say mê đĩa than thì việc tìm kiếm cho mình một chiếc mâm AIO đảm nhiệm mọi chức năng một cách trơn chu, đảm bảo âm thanh phát ra một cách “an toàn”  là sự lựa chọn khôn ngoan. 

“Câu trả lời phức tạp hơn bạn tưởng.”

Tùy loại hình, hãng sản xuất, năm sản xuất mà mâm đĩa than cũng có giá khác nhau từ tiền triệu đến trăm triệu. Những hãng sản xuất nổi tiếng có thể kể tới Audio Technica, Sony, Columbia, Denon, Onkyo, Pioneer,… Với quan điểm chơi đĩa than với tầm giá phải chăng và phù hợp với người mới bắt đầu, Vọc gợi ý cho bạn 2 mẫu mâm cơ bản với mức giả chỉ dưới 5 triệu đồng. Những mẫu mâm đắt tiền hơn sẽ để dành cho bài viết khác.

Bấm vào ảnh để biết thêm chi tiết

Là mẫu máy retro được sản xuất dành riêng cho thị trường Nhật Bản từ những năm 1970. Thời kì đĩa than bùng nổ làm các cửa hiệu đĩa mọc lên như nấm, người đi mua đĩa muốn nghe thử mà lại không có máy tại cửa hàng. Đây là tiền đề để các nhà sản xuất bắt tay vào làm những chiếc mâm “di động” (Portable Turntable) giúp người người mua cầm tới từng cửa hàng đĩa để tận tai nghe thử đĩa ngay lập tức. Columbia GP-3 với bộ loa build-in chỉ cần cắm điện là nghe được. Thậm chí chẳng cần điện, chỉ cần vài cục pin đại là máy sẵn sàng “chiến” ở bất cứ đầu. Nếu muốn, bạn hoàn toàn có thể kết nối với loa bluetooth hay loa máy tính bằng cổng 3.5mm Trong quá khứ, GP-3 là thương hiệu quá nổi tiếng đến nỗi nhãn hiệu nào cũng muốn hợp tác để tranh thủ tên tuổi. Đó là lí do ra đời của rất nhiều kiểu dáng khác nhau như Hello Kitty, Cornelius,…

Thiết kế của Columbia GP-3 rất thích hơp cho những không gian nhỏ gọn mà vẫn giữ được sự mộc mạc, hoài cổ như một vật trang trí.

Bấm vào ảnh để biết thêm chi tiết

Nhắc đến các dòng mâm chạy đĩa than, không thể nào không kể tới gã khổng lồ Audio Technica với loạt sản phẩm được đánh giá là tiêu chuẩn cho cả nền công nghiệp sản xuất đồ âm thanh. Cho dù mới bắt đầu chơi đĩa than hay đã có một bộ sưu tầm, chiếc máy AT-LP60X là lựa chọn không thể bỏ qua.

Với thiết kế sang trọng, hiện đại, được tích hợp nhiều công nghệ và chạy được cả tốc độ 33 1/3 và 45 RPM, LP60X đi kèm các nút bấm tự động đặt kim, nhả kim và dừng hoạt động. Đặc biệt, với cổng phono preamp, mâm có thể kết nối trực tiếp với loa để phát nhạc. Nói nôm na là chỉ cần chiếc mâm này và loa là bạn đã có thể nghe đĩa ngay lập tức mà không cần phải set up thêm bộ phận nào, kể cả dây RCA vì đã đi kèm máy. Đây là một chiếc mâm siêu cơ bản, nhưng lại đi kèm những bộ phấn vô cùng ổn trong tầm giá.

Có thể chia đĩa than làm 2 loại cơ bản: bản phát hành cũ (đĩa vintage) và bản phát hành mới (đĩa mới). Ví dụ cùng một album Dark Side Of The Moon của Pink Floyd ra mắt năm 1973, đĩa release năm 75 sẽ gọi là đĩa vintage còn đĩa tái release năm 2019 là bản phát hành mới. Tùy những album càng nổi tiếng thì sẽ càng có nhiều bản phát hành lại, cũng có những đĩa rất hay nhưng chỉ được release đúng một lần nên sẽ chỉ có đĩa vintage mà không có đĩa mới. Ngược lại, nghệ sĩ hiện đại như Taylor Swift, Julien Baker hay Bruno Mars thì chỉ có những bản phát hành mới mà không có đĩa vintage.

Sự độc đạo này làm cho đĩa mới thường sẽ có giá ổn định, trong khi đĩa vintage có thể rất thấp hoặc rất cao tùy vào nhiều yếu tố cấu thành như năm sản xuất, hãng ghi âm, nước phát hành,… Cuộc chơi đĩa than bao gồm nhiều yếu tốt cảm tính so với
logic thông thường.

Với Vọc Records, chúng mình hiểu rằng định dạng tốt nhất để giữ gìn sự nguyên bản của âm thanh và trọn vẹn cảm xúc của người nghe chính là chiếc đĩa than. Còn biểu tượng nào kinh điển hơn đĩa than khi nói tới âm nhạc? Đơn giản, mộc mạc nhưng cũng có lúc rực sắc, trang trọng, một mảnh ghép của lịch sử theo cả nghĩa đen và bóng. Và trên hết, là món quà tuyệt vời cho những tâm hồn yêu âm nhạc. 

Share this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *


Giỏ hàng
Không có sản phẩm nào trong giỏ hàng!
Tiếp tục mua hàng