LOST & FOUND GROOVES: Copy và Paste nâng tầm Hip Hop
vocrecords_manager2021-07-25T10:30:03+07:00Lost & Found Grooves là một series bài viết về góc nhìn âm nhạc mới lạ về những thể loại nhạc xưa cũ nhằm giới thiệu đến bạn đọc những giai điệu độc đáo bị lãng quên của thời đại.
Không gian tổ chức của HRD nằm tại quán nhạc Cầm, địa điểm giao lưu văn hoá quen thuộc với giới trẻ ở Hà Nội. Thật may mắn Vọc gặp được anh Minh và chị An, những người đã không quản khó nhọc giúp đỡ Vọc tổ chức không chỉ 1 mà 2 ngày hội HRD thật thành công. Cho dù quán nhạc Cầm nay đã không còn tại khu 60s Thổ Quan nữa, những tâm hồn quý mến quán vẫn có thể đến quán Thi do hai anh chị mở. Mọi người có thể xem thêm vê quán tại ĐÂY. Nếu không phải vì dịch bệnh vẫn hoành hành, Hanoi Record Day 2021 có lẽ đã diễn ra vào tháng 6 vừa rồi tại quán.
Có rất nhiều lý do thôi thúc Vọc Records tổ chức sự kiện này, nhưng chúng đều xuất phát từ một ý niệm rất đơn giản: Hành trình khám phá.
Đầu tiên là khám phá về nghi thức thưởng thức âm nhạc từ rất lâu nhưng lại xa lạ với đa số người dân Việt Nam. Ở Việt Nam, người chơi đĩa than không phải là không có, nhưng lại có phần khép kín giữa các thành viên trong hội nhóm, hầu như không có tính chia sẻ cao. Những người mới bắt đầu sẽ rất khó để tiếp cận thông tin và giữ lửa đam mê lâu dài. Vì thế, HRD ra đời khi một sân chơi mà tất cả mọi người có thể tham gia trải nghiệm cái hay, cái phức tạp của đĩa than.
Thứ hai là khám phá về thế giới âm nhạc ở kỷ nguyên vàng của nó. Ngay cả những giai điệu của chính người VIệt mình cũng có khoảng cách rất lớn với thế hệ trẻ. Vọc muốn hàn gắn sự đứt đoạn ấy và HRD là dịp không thể tuyệt vời hơn để tái khám phá lại thứ âm nhạc này một cách chủ động nhất. Người nghe có được sự tự do tìm kiếm và thử nghiệm chứ không cần bât cứ máy móc thuật toán nào gợi ý cả.
Sau cùng, Vọc dành HRD cho những tâm hồn sáng tác âm nhạc, là nơi cung cấp những giai điệu mà họ chưa bao giờ nghe, rộng hơn là tìm được cảm hứng sáng tác, bay bổng tạo ra những giai điệu mới. Trong Hip Hop, có một kỹ thuật gọi là sample (giải thích bên dưới), và những nghệ sĩ sample giỏi nhất đều có một thói quen chung, đó là chuyên đi “đào bới” đĩa than lạ rồi đem về biến tấu thành nhạc của mình. Đây vừa là cách để người thưởng thức bắt kịp xu thế thời đại, vừa có thể khám phá chất âm thanh cổ xưa thông qua nhạc Hip Hop. Bởi vì trong Hip Hop, “cắt và dán” là kĩ thuật mà không phải beat producer nào cũng có được. Đây cũng chính là chủ đề mà Vọc đi sâu trong bài viết lần này.
Pablo Picasso có một câu nói rất nổi tiếng: “Good artists copy, great artists steal.” (Nghệ sĩ giỏi sao chép, còn nghệ sĩ vĩ đại đánh cắp). Picasso nói vậy khi bàn về vấn đề lấy cảm hứng trong sáng tác hội họa nói riêng và nghệ thuật nói chung, rằng một nghệ sĩ tốt sẽ biết mở tâm trí của mình để thấy được trường phái, phong cách của những nghệ sĩ khác và cố bắt chiếc lại một cách gần nhất có thể. Nhưng người nghệ sĩ vĩ đại thì có quá trình chắt lọc, học hỏi cái cốt lõi trong nhiều tác phẩm khác để rồi chuyển hóa, kết hợp và thổi hồn biển chúng thành phong cách riêng độc nhất của mình.
Nói rộng ra, đây không phải chỉ là vấn đề trong nghệ thuật mà còn là cách lịch sử vận hành. Lấy ví dụ điển hình như đất nước Nhật Bản. Nhật nổi tiếng với truyền thống riêng biệt và khép kín, nhưng khi họ tiếp nhận văn hóa Mỹ từ âm nhạc cho đến may mặc quần áo denim, những văn hóa này trở thành một phần bản sắc nổi tiếng của Nhật, thậm chí áp đảo cả nền văn hóa gốc. Nếu như vải denim ở Nhật có tiếng vang lớn về độ hoàn thiện không thể chê vào đâu được với mức giá ngất ngưởng, thì các thể loại Disco, Funk ở Mỹ là cảm hứng lớn để City Pop ra đời làm tâm hồn yêu âm nhạc bao đời say đắm. Câu hỏi đặt ra là, nếu như Nhật Bản có thể biến những thứ văn hóa ngoại lai thành của riêng họ, thì tại sao Việt Nam mình lại chưa thể có (hoặc có quá ít) chất riêng, ít nhất là trong hip hop, mặc dù rap đang là xu hướng vô cùng thịnh hành kể từ sau nhiều cuộc thi truyền hình?
Sở dĩ đặt câu hỏi như vậy vì trong âm nhạc, thể loại nổi tiếng vay mượn các nhân tố ở nơi khác chính là hip hop và Lo-fi hip hop. Nếu đã đọc bài viết trước của Vọc về định nghĩa Lo-fi, chắc hẳn bạn đã có một cái nhìn toàn cảnh hơn về thể loại nhạc này. Cho dù có vô vàn định đĩa khác nhau, những có một định nghĩa mà ai cũng phải công nhận rằng nhạc Lo-fi là viết tắt của Low-Fidelity (độ trung thục âm thanh thấp, tức chất lượng kém). Chất lượng âm nhạc kém có thể truy ngược lại do sự giới hạn hầu bao chi ra cho việc thu âm, dẫn tới thiếu thốn về mặt thiết bị. Những bài nhạc, album được thu kiểu này thường thuộc về giới hip hop underground, với nhiều nhà sản xuất kiểu “nhà làm”. Nhiều khi, chính sự kém chất lượng này mới lột tả đúng chất đường phố và bụi bặm của các rapper, như trong trường hợp của RZA (Wu-tang Clan).
Lo-fi hip hop kết hợp Lo-fi với hip hop, dễ thấy nhất ở 2 yếu tố là nhịp trống boom-bap và kĩ thuật sample. Trong khi nhịp trống boom-bap có thể dễ dàng nhận ra trong hầu hết các tác phẩm của Nujabes như Luv(sic.) hay flowers với tiếng bụp-chát luân phiên nhau, thì yếu tố sample là nghệ thuật không phải ai cũng nhận ra được. Sample giải thích ngắn gọn là lấy một hoặc nhiều thành tố trong một bài hát đã tồn tại rồi biến đổi, kết hợp để tạo ra thứ âm thanh mới. Chẳng hạn như ngay ở track flowers (album Modal Soul) của Nujabes, lyrics chỉ có đúng một từ “flowers” được lấy từ trong ca khúc What Diff’rence A Day Made của Dinah Washington đã có từ năm 1959. Dù hay bị nhầm với remix hoặc cover, nhưng bản chất của sample là tạo ra giai điệu hoàn toàn mới chứ không chỉ tái tạo lại cái cũ. Khác với bây giờ khi ai cũng có thể làm nhạc trên máy tính, các DJ trước đây phải đi lùng sục từng chiếc đĩa than để lấy tài nguyên làm beat rồi trình diễn ở các club, quán bar. Kỹ thuật sample kể từ khi xuất hiện trở thành nền tảng của Hip Hop nói riêng và âm nhạc đại chúng nói chung.
Đương nhiên, ở Việt Nam không phải là không có người biết đến sample, nhưng có vẻ số lượng còn hạn chế nên chưa phổ biến rộng rãi. Việc tìm tòi, tiếp cận với nguồn nhạc như thế nào cũng là trở ngại không nhỏ cản trở những người muốn tập tành tìm hiểu. Ngay cả ở nước ngoài, lLo-ịch sư phát triển của sample cũng phải trải qua một con đường rất dài mới trở thành một nền tảng. Đương nhiên, nền tảng nào thì cũng được dựng xây từ những viên gạch nhỏ. Và trong số hàng nghìn nghệ sĩ, producer đặt nền móng cho sample, có hai cái tên huyền thoại, hai “great artist” mà ai cũng biết là Nujabes và J Dilla.
3. Ông tổ sample và ông tổ Lo-fi Hip Hop
James Dewitt Yancey, Jay Dee hay J Dilla là huyền thoại người Mỹ, một tượng đài bất diệt của cộng đồng Hip Hop. Anh là producer/ beat maker đứng sau những cái tên kinh điển như A Tribe Called Quest, The Roots, De La Soul hay Janet Jackson,… Anh trở thành niềm cảm hứng vĩnh cửu cho các producer sau này. Điều khiến người ta nhớ nhất ở J Dilla, đó là tình yêu bất diệt với việc tìm kiếm và làm nhạc, đến nỗi quên đi tất cả những thứ hào nhoáng xung quanh. J Dlilla không quan trọng việc được credit trên album hay không mà chỉ muốn tạo ra giai điệu cho người nghe thưởng thức. Kể cả khi mẹ anh bất ngờ vì anh được lên bìa tạp chí, J Dilla chỉ nhún vai cho qua vì nó không liên quan gì đến âm nhạc.
J Dilla sinh năm 1974, xuất thân từ gia đình có truyền thống về âm nhạc, mẹ anh là ca sĩ Opera còn bố là tay chơi bass nhạc Jazz. Khi lên 3 tuổi, mẹ J Dilla mua tặng anh chiếc đĩa than đầu tiên và điều tiếp theo mà bà biết là chiếc đĩa được bật đi bật lại từ sáng đến tối. J Dilla nổi tiếng với việc sử ứng dụng chiếc máy Akai MPC vào việc pha trộn, tạo ra các âm thanh mới từ cái có sẵn. Trước khi máy tính trở nên đại trà như bây giờ, dòng sản phẩm của Akai là cách tân tiên nhất mà các producer có thể sản xuất âm nhạc. Thế nhưng, muốn âm thanh để “chế biến” thì phải có đầu đưa âm thanh gốc từ chiếc đĩa than vào. Và không có gì bất ngờ khi J Dilla là một con nghiện đào bới (crate digger) và khách quen những cửa hàng bán đĩa tại Detroit.
Chủ cửa hàng đĩa nói rằng ông gặp J Dilla hầu như tất cả các ngày trong năm, và lần nào cũng bới đĩa ở khu Sou/ Jazz/ Funk, và luôn đem lại cảm giác tốt lành không chỉ vì số tiền mà anh ta bỏ ra mà còn vì đây là con người cực kì thú vị. Bạn bè chở J Dilla đến các tiệm đĩa thì bảo đấy là cơn ác mộng, vì một khi đã đi vào cửa hàng đĩa không biết bao giờ J Dilla mới đi ra. Anh lắng nghe toàn bộ đĩa, nhớ được chính xác mình sẽ dùng đoạn nào ở đĩa nào để làm nhạc mà không cần đánh dấu lên bất cứ thứ gì. Khi quay ra, không phải chỉ là 1-2 chiếc đĩa mà là J Dilla đem theo cả một thùng đĩa. Số đĩa mà anh mua cứ thế tăng lên đến nỗi phải thuê hẳn một ki-ốt nhà kho công cộng để tích đĩa. Từng chiếc đĩa than mà J Dilla sở hữu đều được bao bọc, sắp xếp vô cùng cẩn thận như một cửa hàng đĩa đích thực, chứ không phải là người dùng thông thường. Với J Dilla mà nói, kho đĩa này chẳng khác nào kho báu, mà mỗi khi lục lọi đống kho báu này, anh lại cho ra mắt nhiều thứ di sản mới.
J Dilla mất năm 32 tuổi vì chứng bệnh cực hiếm, cứ như thể một lời nguyện đăc biệt cho tài năng của anh, chỉ một năm sau khi cho ra mắt album Donuts huyền thoại. Tuy nhiên lối sống, cách làm nhạc của anh thì không bao giờ lụi tàn, truyền cảm hứng cho bạn bè và thế thệ sau cũng đi lùng sục, săn tìm đĩa than lạ để học hỏi.
Ông tổ nhạc Lo-fi Hip hop – Nujabes
Ở chiều bên kia của thế giới, Seba Jun a.k.a Nujabes được sinh ra tại Nhật Bản vào đúng sinh nhật của J Dilla. Tài năng của Seba Jun được phát hiện nhờ hiện tượng anime Samurai Champloo. Ý tưởng kết hợp văn hóa Samurai và Hip Hop trở thành bàn đạp quá hoàn hảo để Nujabes kết hợp chất Jazz truyền thống của Nhật Bản vào tiếng trống boom-bap trong track opening Battlecry. Có rất nhiều tranh cãi về vấn đề này, nhưng đa số công nhận rằng Nujabes là ông tổ của nhạc Lo-fi Hip Hop, người đã đưa Lo-fi lên một tầm cao mới. Phong cách nhạc của Nujabes luôn nhất quán bởi việc kết hợp hip-hop với các giai điệu jazz uyển chuyển, tạo ra cảm giác vừa hiện đại, vừa hoài cổ, êm đềm. Sự nghiệp của Nujabes không chỉ gói gọn trong 3 studio album là Metaphorical Music (2003), Modal Soul (2005) và Spiritual State (2011) mà còn trong rất nhiều tác phẩm hip hop khác mà ông tham gia đóng góp.
Giống như J Dilla, Nujabes cũng là DJ và là một crate digger đích thực chuyên săn lùng đĩa than độc lạ để tìm cảm hứng sample. Và cũng thật trớ trêu, Nujabes cùng mất vào tháng 2 giống như J Dilla, chỉ khác là trong một tai nạn giao thông không ai ngờ tới.
Đây cũng là lí do mà Vọc Records quyết định tuyển chọn rất nhiều ca khúc của Nujabes cho set đĩa than lần này như một lời tri ân cho thể loại này và cả những cửa tiệm đĩa than. Bởi vì suy cho cùng, nếu không nhờ những chiếc đĩa than, J Dilla và Nujabes khó có thể tạo ra kĩ thuật phức tạp và có tầm ảnh hưởng lớn đến thế. Hy vọng trong lần Hanoi Record Day tiếp theo, sẽ có những producer tương lai đến tìm cảm hứng như những người xưa từng làm.
Những giai điệu của tựa game huyền thoại Legend Of Zelda kết hợp với phong cách Lo-fi Hip Hop vừa sôi động, vừa nhẹ nhàng.
Những giai điệu của tựa game huyền thoại Legend Of Zelda kết hợp với phong cách Lo-fi Hip Hop vừa sôi động, vừa nhẹ nhàng.
Ra mắt năm 2005, là album thứ 2 trong sự nghiệp làm nhạc của thiên tài quá cố Nujabes. Album là sự kết hợp của jazz, giai điệu dễ nghe và nhịp trống boom-bap của hip hop.
Lupin III là một trong những bộ anime quan trọng trong lịch sử phát triển văn hoá của Nhật Bản, được phát sóng từ năm 1967. Để kỉ niệm cho bộ soundtrack độc đáo đi trước thời đại của phim, album Lupin The Third Jam tuyển tập các bài hát được remix lại theo rất nhiều phong cách từ Ballad, EDM, Disco cho đến Dubstep,…
Album tổng hợp những giai điệu đầu tiên của Nujabes với tư cách là Producer. First Collection có sự góp mặt của các nghệ sĩ Hip Hop như Funky DL, Apani B, Substantial, Shing02, L-Universe,
Tokyo Lost Track là đĩa than đặc biệt tổng hợp những giai điệu Lo-fi Hip Hop theo phong cách của xứ sở hoa anh đào.
Album là sản phẩm của sự kết hợp giữa Nujabes và người bạn thân Uyama Hiroto.
Tuyệt phẩm của Tatsuro Yamashita kết hợp với 2 tượng đài âm nhạc Nhật Bản Haruomi Hosono và Shigeru Suzuki.
Buổi biểu diễn live năm 1999 tại Avatar Recordig Studios, được Ryo Fukui lấy cảm hứng từ thần tượng và cũng là người thầy của ông Barry Harris. Nghệ sĩ tới từ Sapporo trình diễn các tuyệt phẩm cổ điển như Charie Parker, George Gershwin, Cole Porter và track Mellow Dream của chính ông.
Trả lời